Giám sát, đo đạc và mô hình hóa xói mòn Xói_mòn

Trồng trọt theo bậc là một kỹ thuật từ xa xưa nhằm giảm thiểu tốc độ xói mòn trên sườn dốc.

Giám sát và mô hình hóa các quá trình xói mòn có thể giúp con người hiểu rõ hơn về nguyên nhân, đưa ra dự báo và có kế hoạch phòng chống và phục hồi đất. Tuy nhiên, tính phức tạp của các quá trình xói mòn và nhiều khía cạnh cần phải được nghiên cứu để hiểu và mô hình hóa chúng (như khí hậu học, thủy văn học, địa chất học, hóa học, vật lý...) làm cho độ chính xác của mô hình vẫn còn là thách thức với khoa học hiện tại.[1][2] Các mô hình xói mòn cũng không phải tuyến tính, nên khó khăn trong việc mô phỏng, và khó hoặc không thể mở rộng quy mô phục vụ dự đoán trên phạm vi rộng lớn từ dữ liệu thu thập được từ thí nghiệm pilot nhỏ hơn.[3]

Mô hình được sử dụng rộng rãi nhất trong việc dự báo xói mòn đất do nước là Phương trình mất đất toàn cầu (USLE), phương trình này ước tính lượng đất mất đi trung bình hàng năn A {\displaystyle A} như sau:[4]

A = R K L S C P {\displaystyle A=RKLSCP}

với R là khả năng xói mòn do mưa, K là yếu tố kháng xói mòn của đất, L và S là các thông số về địa hình là chiều dài sườn dốc và gốc dốc, và C và P là các yếu tố canh tác mùa vụ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Xói_mòn http://books.google.com/books?id=RltaPlIHlrAC http://books.google.com/books?id=Wj3690PbDY0C&pg=P... http://books.google.com/books?id=XSwwVeraxjcC http://books.google.com/books?id=pSO4X3XbhJIC&pg=P... http://books.google.com/books?id=yANwmTjf588C&pg=P... http://www3.wooster.edu/geology/Bioerosion/Bioeros... http://www.tucson.ars.ag.gov/SWRC/MAINSITE/main/si... http://www.ars.usda.gov/main/site_main.htm?modecod... http://www.soilerosion.net/ http://www.ieca.org/